Hướng dẫn cách sử dụng bếp từ - Thế Giới Bếp Nhập Khẩu
- bepnhapkhauthegioi
- Jun 23, 2021
- 4 min read
Hiện nay, bếp từ được lắp đặt ngày càng nhiều trong các căn bếp hiện đại. Ngoài việc tiết kiệm thời gian, bếp từ cũng đem lại sự an toàn tuyệt đối. Tuy nhiên, so với bếp gas, bảng điều khiển bếp từ chi tiết và khó sử dụng hơn. Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này, Thế giới bếp nhập khẩu sẽ hướng dẫn cách sử dụng bếp từ. Tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bước vận hành bếp từ
Bước 1: Bật công tắc nguồn của bếp. Thông thường, công tắc này sẽ được gắn trên tường hoặc bên trong tủ bếp. Với các dòng bếp đơn, bạn chỉ cần cắm điện là có thể sử dụng được.
Bước 2: Đặt nồi, chảo lên trên khu vực nấu bạn muốn sử dụng
Bước 3: Giữ ngón tay lên nút khởi động bếp
Bước 4: Bắt đầu nấu bằng cách chọn cảm biến liên quan đến vùng nấu bạn sử dụng. Bạn có thể chọn chế độ nấu theo ý muốn.
Bước 5: Tăng giảm nhiệt bằng các nút cảm ứng “+”, “-”
Bước 6: Sau khi sử dụng xong bếp, hãy giữ nút khởi động một lần nữa để tắt bếp.
Những lưu trong cách sử dụng bếp từ
Để biết cách sử dụng bếp từ hợp lý, bạn cần lưu ý những điều sau:
Thứ nhất: Sử dụng nguồn điện phù hợp
Thông thường, các loại bếp từ có công suất từ 200- 2000W, đây là mức tương đối cao. Vì vậy, hãy sử dụng nguồn điện phù hợp để giảm thiểu tối đa nguy cơ chập, cháy. Bạn có thể dùng phích cắm riêng, dây điện phải chịu được tải công suất bếp với tiết diện tối thiểu là 0,75mm2. Việc cắm bếp từ tại các nguồn điện không ổn định sẽ không đảm bảo an toàn, dễ gây cháy, hỏng thiết bị.
Ở Việt Nam, đặc biệt miền Bắc, mùa hè là lúc người dân có nhu cầu sử dụng điện cao, nhất là giờ cao điểm. Vì vậy, hãy sử dụng ổn áp để ổn định điện áp trong nhà. Nhờ vậy, dòng điện sẽ ổn định, bếp từ cũng bền hơn.
Thứ hai: Tránh tiếp xúc với mặt kính sau khi nấu
Sau quá trình nấu ăn, bề mặt bếp tương đối nóng do nhiệt độ từ đáy nồi truyền vào. Để đảm bảo an toàn, không nên chạm tay vào mặt bếp lúc này. Với các dòng bếp cao cấp, khi mặt bên vượt quá 65 độ, đèn chữ H sẽ hiển thị. Hãy để ý và đợi chữ H mất đi, mặt bếp đã nguội hơn. Lúc này, bạn hoàn toàn có thể vệ sinh mặt bếp mà không sợ bị bỏng.
Thứ ba: Không kéo lê dụng cụ nấu trên bề mặt bếp
Các dòng bếp từ cao cấp đều được lắp đặt mặt kính siêu bền, chống xước, có thể chịu lực và nhiệt độ cao. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng, bạn cũng không nên kéo lê nồi, chảo trên bề mặt kính. Bởi nếu như bạn kéo lê dụng cụ nấu nhiều lần trong thời gian dài, mặt bếp sẽ bị trầy xước và không được mới, đẹp như trước. Các dụng cụ kim loại như dao, kéo, thìa nếu để trực tiếp lên mặt bếp cũng sẽ dễ gây trầy, xước.
Thứ tư: Đặt cách các thiết bị điện từ khác tối thiểu 1m
Với các thiết bị điện từ khác như lò vi sóng, TV, điện thoại,... bạn nên đặt chúng cách bếp từ khoảng 1m. Điều này sẽ bảo vệ các thiết bị khỏi từ trường của bếp.
Thứ năm: Không nên để bếp hoạt động công suất tối đa
Bếp điện có khả năng làm nóng và tăng nhiệt nhanh hơn rất nhiều so với bếp ga. Vì vậy, để kiểm soát nhiệt độ và hạn chế trường hợp đồ ăn bị cháy khét, hãy để bếp ở công suất bình thường và tăng dần nếu cần thiết.
Thứ sáu: Cách tiết kiệm điện khi sử dụng bếp từ
Với cơ chế làm nóng đáy nồi đặc biệt, bếp từ có thể làm nóng thức ăn rất lâu. Ngay cả khi tắt bếp, thức ăn của bạn vẫn sôi và tiếp tục chín trong vài phút. Chính vì vậy, hãy tắt bếp trước khi hoàn thành công đoạn nấu ăn khoảng 1, 2 phút. Thức ăn của bạn vẫn được chín đều.
Cách vệ sinh và làm sạch bếp từ đúng cách
Mặt kính sạch sẽ sẽ giúp bếp từ truyền nhiệt hiệu quả hơn. Đồng thời, sự sáng bóng của mặt kính cũng làm tăng vẻ đẹp thẩm mỹ và sự sang trọng cho căn bếp. Vậy, làm thế nào để vệ sinh bếp từ? Cùng theo dõi các cách vệ sinh và làm sạch bếp từ đúng cách dưới đây.
1. Các dụng cụ vệ sinh bếp từ
Để làm sạch bếp từ, bạn sẽ cần những dụng cụ sau:
Miếng bọt biển mềm, không gây trầy xước cho mặt kính
Giấm trắng
Baking soda
Bình xịt
Kem lau bếp từ
2 miếng vải mềm sợi nhỏ
Nước lau kính
Dao cạo vệ sinh mặt bếp từ
2. Vệ sinh mặt bếp từ
Lau sạch bếp ngay sau khi nấu xong
Bước 1: Sau khi nấu ăn xong, bạn hắt tắt và đợi bếp nguội hoàn toàn.
Bước 2: Sử dụng miếng vải sợi nhỏ, lau sạch thức ăn thừa và bụi bẩn bám trên bếp.
Bước 3: Sau khi lau sạch thức ăn và bụi bẩn, chúng ta có thể thấy các vùng bắn dầu mỡ cần được làm sạch chuyên sâu hơn.
Bước 4: Bôi một lượng nhỏ kem lau bếp lên bếp. Sau đó, dùng miếng bọt biển hoặc khăn mềm ẩm để loại bỏ các vết bẩn trên bếp.
Bước 5: Sử dụng 1 miếng vải mềm sợi nhỏ để lau khô mặt bếp.
Bước 6: Xịt nước lau kính để làm sáng bóng toàn bộ bề mặt bếp.
Xử lý vết bẩn khô dính chặt
Đối với những chỗ bị cáu bẩn, đóng cục và cháy thức ăn, bạn có thể dùng dao cạo vệ sinh mặt bếp từ chuyên dụng. Loại dao này bạn nên mua trực tiếp tại nhà sản xuất và sử dụng hết sức cẩn trọng. Nếu không, mặt kính của bạn sẽ bị xước.
Comments